QUYỀN LỢI THÀNH VIÊN CHÍNH THỨC CÂU LẠC BỘ
Nếu bạn là thành viên chính thức (đóng 500.000 VND), bạn sẽ được hưởng những quyền lợi sau:
A. Quyền lợi của các thành viên được hưởng từ các khoản chi từ Quỹ của câu lạc bộ cho các hoạt động như:
1- Chi cho hoạt động thăm hỏi đông viên anh chị em và thân nhân ( tứ thân phụ mẫu) , mừng cưới (bản thân anh chị em HDV lập gia đinh): 500.000 đ
2- Phúng viếng đám ma ( tứ thân phụ mẫu) : vòng hoa viếng + 500.000 đồng. Trường hợp anh chị em ở xa câu lạc bộ không tổ chức đoàn đến viếng được thì sẽ gửi điện hoa chia buồn và tiền phúng viếng tới gia đình.
3-Chi cho các hoạt đông khác như: bồi dưỡng nghiệp vụ HDV, khảo sát tuyến, tổ chức gặp măt toàn thể HDV ,ngày quốc tế phụ nữ 8/3, ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 , du lịch giao lưu v.v.. sẽ giao cho Ban liên lạc họp bàn cân đối thu chi và quyết định tùy theo từng vụ việc cụ thể...
B. Quyền lợi trên Website và diễn đàn:
B.1 Cấp quyền, đồng nghĩa với quyền lợi thành viên trên diễn đàn
Trong một diễn đàn giống như một bộ máy chính trị, có phân biệt cao thấp, đại khái ở mức như sau: không phải là thành viên, thành viên, thành viên chính thức, quản trị và quản trị tối cao.
Không phải là thành viên: Bạn chỉ có thể thấy được những thông tin cơ bản của diễn đàn, các phần khác không thể đọc, cũng như không thể nhìn thấy, các mục như thư mục nội bộ, từ mới, kinh nghiệm đi tour...và đơn giản, bạn ko thể góp ý kiến, comment cho diễn đàn.
Thành viên: Khi bạn đã đăng ký thành viên, bạn chỉ hơn cấp độ "không phải là thành viên" ở cái comment, có thể comment được, các mục khác quan trọng không thể đọc, cũng thể nhìn thấy được.
Thành viên chính thức (đóng 500.000/1năm) bạn có thể đọc và xem được tất cả các mục trong diễn đàn, comment góp ý, nhận thư việc làm từ ban quản trị và hưởng những quyền lợi khác trong các hoạt động ngoại khóa của CLB.
Quản trị : là thành viên chính thức, được cấp quyền, sửa bài viết của người khác, tạo và xóa các mục tùy ý.
Quản trị tối cao: là người quản trị, quyết định toàn bộ sự tồn tại của diễn đàn.
B.2 Bạn sẽ được hưởng những quyền lợi từ diễn đàn như sau:
01. Bạn có thể truy cập mục "TỪ MỚI", mục này đang tiến tới phát triển rộng, sẽ nhờ tư vấn của một số guide kì cựu cung cấp những từ cơ bản nhất, đến khó nhất, khó đến mức người Nhật cũng lắc đầu nếu được hỏi. Bộ từ điển này sẽ phục vụ đắc lực cho việc dẫn tour, và đảm bảo khi bạn áp dụng, sẽ được những lời khen từ các OKYAKUSAN.
02. Bạn có thể truy cập mục "Kinh nghiệm đi tour": Ở đây, cái mà bạn được hưởng là những thông tin khi mới vào nghề, kinh nghiệm của các hướng dẫn viên chung chung các thứ tiếng thì vô vàn, bạn có thể search ở bất cứ đâu, nhưng nếu bạn là guide tiếng nhật, thì đây là mục vô cùng bổ ích và xác thực. Đó là những kinh nghiệm của ACE dân Tiếng Nhật chúng ta từ trước đến nay, làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của khách hàng khó tính như dân Nhật, làm thế nào để họ ko claim, làm thế nào để họ khen mình, và làm thế nào để "hướng họ, theo mình".
Những kinh nghiệm về thuyết minh, đối với khách lẻ và đối với khách đoàn là những điều hết sức cần thiết, khi bạn muốn trở thành hướng dẫn viên giỏi, ngay khi bước chân vào nghề.
03. Mục hỏi đáp: Mục này cũng rất quan trọng khi bạn đi dẫn tour, trước khi bạn gặp trục trặc, thì bạn nên học trước những tình huống trục trặc đó, để đến khi xảy ra bạn có thể ứng phó ngay lập tức, hoặc xảy ra rồi, bạn cần hỏi ai, có thể lên diễn đàn để hỏi trực tiếp, hoặc gián tiếp.
04. Thông tin nội bộ hướng dẫn viên, mục này là một trong những mục quan trọng nhất nếu bạn là hướng dẫn viên, vì nó liên quan đến "túi tiền" của bạn:
- Đầu tiên là những thông tin về "hoa hồng" ở các shop, các cửa hàng dành cho HDV, nếu bạn là HDV mới thì chưa chắc bạn đã biết cửa hàng, nhà hàng nào, hoa hồng bao nhiêu, cơ chế ưu đãi cho hướng dẫn viên như thế nào?
- Thông tin nội dung quảng cáo của các shop, muốn ACE truyền đạt cho khách, các bài, các chiêu của ACE kì cựu đúc kết vô cùng bổ ích, bạn cũng có thể đọc ở đây.
- Bạn có thể đưa ra những ý kiến riêng, bài trao đổi của mình với tất cả các thành viên kì cựu, để các bài của mình "đi vào lòng người" rồi "chạy ra sản phẩm". Nói ngôn ngữ máy tính là "INPUT" và hiển nhiên có "OUTPUT".
05. Và một mục tối quan trọng mà diễn đàn và CLB sẽ mang lại cho bạn, là thông tin việc làm.
Trong số hơn 200 ACE HDV Hà Nội thì cũng khoảng gần 200 thành viên là cộng tác viên của các công ty, không có hợp đồng chính thức với bất cứ công ty nào, thế nên nhu cầu chờ được gọi từ điều hành viên của các công ty du lịch là rất lớn. Gần đây diễn đàn CLB của chúng ta đã được nhiều công ty du lịch để ý đến, không chỉ các công ty nhỏ ở phố cổ, mà một số công ty lớn chuyên khách Nhật cũng phải nhờ cậy để tìm HDV. Vì vậy ai là thành viên chính thức sẽ được nhận email mỗi khi nhu cầu tìm HDV từ các công ty khác gọi tới.
Nếu các bạn thấy, đây thực sự là những hoạt động có ích mà CLB mang đến cho bạn, hãy đăng ký và nộp tiền cho người đại diện của công ty bạn (những người đã được toàn thể các thành viên bầu ra ở buổi tiệc BONENKAI 2011):
01- Nguyễn Trọng Bằng ( HDV Apex)
02- Bùi Quý Báu ( HDV Apex)
03- Lê Thúy Châu ( HDV tự do)
04- Vũ Thái Chính ( HDV tự do)
05- Ngô Văn Dũng ( HDV IT&T)
06- Hà Đức Duy ( HDV NTS)
07- Nguyễn Tài Hà ( HDV IT&T)
08- Hoàng Hải ( HDV Apex)
09- Nguyễn Văn Hoan ( HDV Transviet)
10- Nguyễn Tiến Hùng ( HDV SMI)
11-Nguyễn Thanh Huyền (HDV JTB)
12- Phạm Đình Khởi (HDV Apex)
13- Lê Mạnh ( HDV Lê phong)
14- Phạm Việt Sơn ( HDV HIS)
15- Lê Quang Thiêm ( HDV JTB)
16- Chử Anh Tuân ( HDV HIS)
17- Ngô Thanh Tùng ( HDV tự do)
18- Phạm Hồng Vân ( HDV Vietravel)
19- Nguyễn thị Thu Yến ( HDV tự do)
Thay mặt CLB
Admin
Nguyễn Tiến Hùng
A. Quyền lợi của các thành viên được hưởng từ các khoản chi từ Quỹ của câu lạc bộ cho các hoạt động như:
1- Chi cho hoạt động thăm hỏi đông viên anh chị em và thân nhân ( tứ thân phụ mẫu) , mừng cưới (bản thân anh chị em HDV lập gia đinh): 500.000 đ
2- Phúng viếng đám ma ( tứ thân phụ mẫu) : vòng hoa viếng + 500.000 đồng. Trường hợp anh chị em ở xa câu lạc bộ không tổ chức đoàn đến viếng được thì sẽ gửi điện hoa chia buồn và tiền phúng viếng tới gia đình.
3-Chi cho các hoạt đông khác như: bồi dưỡng nghiệp vụ HDV, khảo sát tuyến, tổ chức gặp măt toàn thể HDV ,ngày quốc tế phụ nữ 8/3, ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 , du lịch giao lưu v.v.. sẽ giao cho Ban liên lạc họp bàn cân đối thu chi và quyết định tùy theo từng vụ việc cụ thể...
B. Quyền lợi trên Website và diễn đàn:
B.1 Cấp quyền, đồng nghĩa với quyền lợi thành viên trên diễn đàn
Trong một diễn đàn giống như một bộ máy chính trị, có phân biệt cao thấp, đại khái ở mức như sau: không phải là thành viên, thành viên, thành viên chính thức, quản trị và quản trị tối cao.
Không phải là thành viên: Bạn chỉ có thể thấy được những thông tin cơ bản của diễn đàn, các phần khác không thể đọc, cũng như không thể nhìn thấy, các mục như thư mục nội bộ, từ mới, kinh nghiệm đi tour...và đơn giản, bạn ko thể góp ý kiến, comment cho diễn đàn.
Thành viên: Khi bạn đã đăng ký thành viên, bạn chỉ hơn cấp độ "không phải là thành viên" ở cái comment, có thể comment được, các mục khác quan trọng không thể đọc, cũng thể nhìn thấy được.
Thành viên chính thức (đóng 500.000/1năm) bạn có thể đọc và xem được tất cả các mục trong diễn đàn, comment góp ý, nhận thư việc làm từ ban quản trị và hưởng những quyền lợi khác trong các hoạt động ngoại khóa của CLB.
Quản trị : là thành viên chính thức, được cấp quyền, sửa bài viết của người khác, tạo và xóa các mục tùy ý.
Quản trị tối cao: là người quản trị, quyết định toàn bộ sự tồn tại của diễn đàn.
B.2 Bạn sẽ được hưởng những quyền lợi từ diễn đàn như sau:
01. Bạn có thể truy cập mục "TỪ MỚI", mục này đang tiến tới phát triển rộng, sẽ nhờ tư vấn của một số guide kì cựu cung cấp những từ cơ bản nhất, đến khó nhất, khó đến mức người Nhật cũng lắc đầu nếu được hỏi. Bộ từ điển này sẽ phục vụ đắc lực cho việc dẫn tour, và đảm bảo khi bạn áp dụng, sẽ được những lời khen từ các OKYAKUSAN.
02. Bạn có thể truy cập mục "Kinh nghiệm đi tour": Ở đây, cái mà bạn được hưởng là những thông tin khi mới vào nghề, kinh nghiệm của các hướng dẫn viên chung chung các thứ tiếng thì vô vàn, bạn có thể search ở bất cứ đâu, nhưng nếu bạn là guide tiếng nhật, thì đây là mục vô cùng bổ ích và xác thực. Đó là những kinh nghiệm của ACE dân Tiếng Nhật chúng ta từ trước đến nay, làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của khách hàng khó tính như dân Nhật, làm thế nào để họ ko claim, làm thế nào để họ khen mình, và làm thế nào để "hướng họ, theo mình".
Những kinh nghiệm về thuyết minh, đối với khách lẻ và đối với khách đoàn là những điều hết sức cần thiết, khi bạn muốn trở thành hướng dẫn viên giỏi, ngay khi bước chân vào nghề.
03. Mục hỏi đáp: Mục này cũng rất quan trọng khi bạn đi dẫn tour, trước khi bạn gặp trục trặc, thì bạn nên học trước những tình huống trục trặc đó, để đến khi xảy ra bạn có thể ứng phó ngay lập tức, hoặc xảy ra rồi, bạn cần hỏi ai, có thể lên diễn đàn để hỏi trực tiếp, hoặc gián tiếp.
04. Thông tin nội bộ hướng dẫn viên, mục này là một trong những mục quan trọng nhất nếu bạn là hướng dẫn viên, vì nó liên quan đến "túi tiền" của bạn:
- Đầu tiên là những thông tin về "hoa hồng" ở các shop, các cửa hàng dành cho HDV, nếu bạn là HDV mới thì chưa chắc bạn đã biết cửa hàng, nhà hàng nào, hoa hồng bao nhiêu, cơ chế ưu đãi cho hướng dẫn viên như thế nào?
- Thông tin nội dung quảng cáo của các shop, muốn ACE truyền đạt cho khách, các bài, các chiêu của ACE kì cựu đúc kết vô cùng bổ ích, bạn cũng có thể đọc ở đây.
- Bạn có thể đưa ra những ý kiến riêng, bài trao đổi của mình với tất cả các thành viên kì cựu, để các bài của mình "đi vào lòng người" rồi "chạy ra sản phẩm". Nói ngôn ngữ máy tính là "INPUT" và hiển nhiên có "OUTPUT".
05. Và một mục tối quan trọng mà diễn đàn và CLB sẽ mang lại cho bạn, là thông tin việc làm.
Trong số hơn 200 ACE HDV Hà Nội thì cũng khoảng gần 200 thành viên là cộng tác viên của các công ty, không có hợp đồng chính thức với bất cứ công ty nào, thế nên nhu cầu chờ được gọi từ điều hành viên của các công ty du lịch là rất lớn. Gần đây diễn đàn CLB của chúng ta đã được nhiều công ty du lịch để ý đến, không chỉ các công ty nhỏ ở phố cổ, mà một số công ty lớn chuyên khách Nhật cũng phải nhờ cậy để tìm HDV. Vì vậy ai là thành viên chính thức sẽ được nhận email mỗi khi nhu cầu tìm HDV từ các công ty khác gọi tới.
Nếu các bạn thấy, đây thực sự là những hoạt động có ích mà CLB mang đến cho bạn, hãy đăng ký và nộp tiền cho người đại diện của công ty bạn (những người đã được toàn thể các thành viên bầu ra ở buổi tiệc BONENKAI 2011):
01- Nguyễn Trọng Bằng ( HDV Apex)
02- Bùi Quý Báu ( HDV Apex)
03- Lê Thúy Châu ( HDV tự do)
04- Vũ Thái Chính ( HDV tự do)
05- Ngô Văn Dũng ( HDV IT&T)
06- Hà Đức Duy ( HDV NTS)
07- Nguyễn Tài Hà ( HDV IT&T)
08- Hoàng Hải ( HDV Apex)
09- Nguyễn Văn Hoan ( HDV Transviet)
10- Nguyễn Tiến Hùng ( HDV SMI)
11-Nguyễn Thanh Huyền (HDV JTB)
12- Phạm Đình Khởi (HDV Apex)
13- Lê Mạnh ( HDV Lê phong)
14- Phạm Việt Sơn ( HDV HIS)
15- Lê Quang Thiêm ( HDV JTB)
16- Chử Anh Tuân ( HDV HIS)
17- Ngô Thanh Tùng ( HDV tự do)
18- Phạm Hồng Vân ( HDV Vietravel)
19- Nguyễn thị Thu Yến ( HDV tự do)
Thay mặt CLB
Admin
Nguyễn Tiến Hùng
Lời kêu gọi ACE tham gia CLB của HDV tiếng Nhật Sài Gòn
15:18 23-08-2013 - Nguyễn Minh Nghĩa
Anh chị em hướng dẫn viên Nhật Ngữ CLBHDVNN Sài Gòn thân mến!
Nghề hướng dẫn vốn đã bạc bẽo, thế nhưng làm HDV tiếng Nhật càng bạc bẽo hơn. Năm nay kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Nhật Việt, có mấy ai biết đến những cống hiến to lớn của các HDV Nhật Ngữ Sài Gòn qua các thế hệ trong suốt hơn 20 năm qua? Thôi thì, “người tốt không phải lúc nào cũng nhận được quả tốt”. Nhưng, chính các anh chị em là chiếc cầu nối quan trọng nhất không thể phủ nhận, đã và đang cống hiến không ngừng cho sự phát triển các mối quan hệ hữu hảo ở cấp độ nhân dân Việt Nam và Nhật Bản.
Tap-the-Clb
Kể từ sau chính sách đổi mới năm 1986, bắt đầu là những đoàn thị sát kinh tế mà những người HDV phải kiêm cả vai trò Phiên Dịch quá tầm cho những cuộc thương đàm quan trọng về pháp luật về kinh tế; chính sách…giúp cho các nhà đầu tư Nhật Bản mạnh dạn đầu tư vào VN. Chính các anh chị em là những đại sứ thiện chí vô danh, luôn sẵn lòng hổ trợ cho các phái đoàn NGO của Nhật Bản trong các chương trình tài trợ nạn nhân chất độc da cam, phẩu thuật nụ cười, cũng như giao lưu về văn hóa. Qua sự nổ lực của các anh chị em, người Việt Nam; đất nước Việt Nam đã trở nên đẹp hơn, thân thiện hơn trong con mắt của người dân Nhật Bản.
Thế nhưng, trong các mã ngành nghề của VN, hình ảnh về người HDV Nhật Ngữ rất ư mờ nhạt, thậm chí có vẻ như rất hèn kém. Người ta luôn nói về HDVNN với một thái độ hằn học đến kém hiểu biết. Và bất cứ một hiện tượng mang tính xã hội hay kinh tế nào của thế giới, trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến sự giảm thiểu lượng du khách Nhật đến Việt Nam, thì chắc chắc rằng sẽ có một ai đó như là bắt lấy một cơ hội để đã kích và chụp cái mũ quy kết lỗi là do HDV tiếng Nhật quá tồi tệ lên đầu các bạn(!).
Mặc dầu không phải là một nghề được xem trọng, thế nhưng, những văn bản, những nghị định liên quan đến HDV như cấp thẻ hay những khóa học mắc tiền, (mà nếu như các bạn đem những điều đã học đó thuyết minh cho khách Nhật thì họ ngáp dài) không ngừng ra đời, không ngừng thay đổi, cứ như một chiếc thòng lọng thắt quanh cổ các anh chị em không biết khi nào thì xiết lại. Những quy định này còn khó hơn là so với các quy định giành cho các ca sỹ hay nghệ sỹ chuyên nghiệp mà mỗi show diễn có thể lên đến hàng trăm triệu. Mà thôi, luật là luật đó là chuyện của nhà nước. Mọi công dân đều phải tuân thủ theo hiến pháp và pháp luật. Miễn bàn !
Tuy nhiên, cứ hễ có một hiện tượng nào đó về một tay cha căng chú kiết nào đó cứ là “Nhật” ca cẩm, thì người ta lại lôi HDVNN ra làm bia ngắm, cứ như là người Nhật Bản là ngu nhất thế giới đi đâu cũng bị lừa ấy(!).
Họ đâu biết rằng nhờ các HDVNN mà ngành thủ công mỹ nghệ thế mạnh của các làng nghề VN tràn ngập thị trường Nhật Bản giúp giải quyết bao nhiêu công ăn việc làm; họ khinh thường vai trò Marketing của HDVNN mà hiệu quả tốt gấp trăm lần các hội chợ triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ tiêu phí hàng tỷ đồng. Và đặc biệt, khách Nhật Bản không phải là những người ngu nhất trên thế giới. Tất cả những gì họ muốn mua, hay không mua là do chủ quan của khách và họ biết tiêu tiền như thế nào. Và các công ty du lịch hay các cửa hàng có chính sách HH đó là điều bình thường mà bất cứ một du khách nào kể cả người Việt ra nước ngoài đều biết và chấp nhận điều này một cách vui vẽ. Thật ra họ không biết là họ đang nói cái gì đâu. Các bạn cũng đừng phiền muộn nữa.
Họ không biết rằng phục vụ du khách Nhật còn khó hơn là phục vụ cha mẹ vợ hoặc chồng. Thật đáng thương! so với HDVNN của các nước trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Mỹ…thì HDVNNVN là những người giỏi về ngữ, hiền lành, có lòng tự hào dân tộc, khéo léo trong quan hệ đối ngoại và phục vụ khách tốt nhất thế giới.
HDVNN là những người an phận, cho nên họ luôn phải nơm nớp lo sợ. Khi thì sợ xét thẻ, lúc lại sợ khách than phiền, về lại sợ mất lòng các sếp. Có người đã cống hiến trên 10 năm 20 năm cho sự phát triển của ngành du lịch, thế nhưng chỉ cần một lỗi nhỏ là bạn bị cắt tour hay bị sa thải một cách lạnh lùng và chả có bất cứ một cơ chế hay pháp luật nào mà họ có thể bám vào để phòng vệ. Mà cũng phải thôi, kinh tế thị trường vốn vậy mà.
Không hiểu sao người ta luôn luôn có ác cảm với HDVNN như là HDV ngu lắm về văn hóa và chỉ biết có tiền. Dạ xin thưa với các anh chị rằng: chưa có một nền văn hóa nào trên thế giới mà các “nghệ thuật” trở thành “đạo” như văn hóa Nhật Bản.
“Hoa Đạo”; “Trà Đạo”; “Kiếm Đạo”; “Thư Đạo”; “Thiền Đạo”…; hoặc giả như: “không đứng dưới cội Anh Đào, bạn không thể nào cảm nhận được sự vô thường và phù du của Hoa như cuộc đời ngắn ngủi của người con gái Phù Tang vậy”. Thế thì, để hiểu rõ những giá trị của các nghệ thuật đã trở thành “Đạo” đó, hay cảm nhận về sự vô thường và phù du đó, nếu như không biết tiếng Nhật, bạn khó mà cảm nhận được một cách đầy đủ cái đẹp, cái chân giá trị của những triết lý đời thường, mà người Nhật Bản tự hào và gọi là “wabi sabi” tiềm ẩn trong đó vậy. Và không ai hơn được những người HDVNN vừa phải bươn chải về đời thường và thật lãng mạn đến nao nao khi cảm nhận về những cánh hoa Anh Đào rơi trong gió. Và giờ đây, cũng có người đã ra đi vĩnh viễn; cũng có người nằm đó phải rơi lệ mỗi khi nằm mơ thấy mình trở về nghề HD.
Không có bất cứ một HDVNN nào lên tiếng khi bị người đời chửi là “ngu” cả, bởi nhẽ không phải vì họ ý thức rằng “qua sông thì phải lụy đò”, mà bởi vì họ đã học được “chữ Nhẫn” – trên đầu chữ “Tâm” là con “Dao” trong văn hóa của Người Nhật. Nói thì được gì? Có ai nghe? Ai là người thương xót hay bảo vệ bạn đây? – “Dare demo nai”.
Anh chị em HDVNNSGN thân mến!
Có vẻ như tôi đã trở nên quá già mồm than vãn. Nhưng anh chị em thân mến, nghi kỵ nhau để làm gì? đố kỵ nhau để làm gì? CLBHDVNNSGN là một ngôi nhà mở và thân thiện giành cho các anh chị em có nơi sinh hoạt lúc tuổi già; và nơi là cái đà tăng trưởng khi còn trẻ. Hãy đến đây với chúng tôi. Ai có sức giúp sức, ai có tài giúp tài, ai có tấm lòng thì cầu nguyện, ai thờ ơ thì im lặng. Thiết nghĩ người xưa nói: “nghìn vàng mua lấy trận cười như không” – thì hội phí để vui vẻ ngày nay, chỉ với 500,000 ngàn/năm thật sự cao lắm hay sao?
Sài gòn, ngày 23 tháng 08 năm 2013
CLBHDVNNSGN
Nguyễn Minh Nghĩa
Nghề hướng dẫn vốn đã bạc bẽo, thế nhưng làm HDV tiếng Nhật càng bạc bẽo hơn. Năm nay kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Nhật Việt, có mấy ai biết đến những cống hiến to lớn của các HDV Nhật Ngữ Sài Gòn qua các thế hệ trong suốt hơn 20 năm qua? Thôi thì, “người tốt không phải lúc nào cũng nhận được quả tốt”. Nhưng, chính các anh chị em là chiếc cầu nối quan trọng nhất không thể phủ nhận, đã và đang cống hiến không ngừng cho sự phát triển các mối quan hệ hữu hảo ở cấp độ nhân dân Việt Nam và Nhật Bản.
Tap-the-Clb
Kể từ sau chính sách đổi mới năm 1986, bắt đầu là những đoàn thị sát kinh tế mà những người HDV phải kiêm cả vai trò Phiên Dịch quá tầm cho những cuộc thương đàm quan trọng về pháp luật về kinh tế; chính sách…giúp cho các nhà đầu tư Nhật Bản mạnh dạn đầu tư vào VN. Chính các anh chị em là những đại sứ thiện chí vô danh, luôn sẵn lòng hổ trợ cho các phái đoàn NGO của Nhật Bản trong các chương trình tài trợ nạn nhân chất độc da cam, phẩu thuật nụ cười, cũng như giao lưu về văn hóa. Qua sự nổ lực của các anh chị em, người Việt Nam; đất nước Việt Nam đã trở nên đẹp hơn, thân thiện hơn trong con mắt của người dân Nhật Bản.
Thế nhưng, trong các mã ngành nghề của VN, hình ảnh về người HDV Nhật Ngữ rất ư mờ nhạt, thậm chí có vẻ như rất hèn kém. Người ta luôn nói về HDVNN với một thái độ hằn học đến kém hiểu biết. Và bất cứ một hiện tượng mang tính xã hội hay kinh tế nào của thế giới, trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến sự giảm thiểu lượng du khách Nhật đến Việt Nam, thì chắc chắc rằng sẽ có một ai đó như là bắt lấy một cơ hội để đã kích và chụp cái mũ quy kết lỗi là do HDV tiếng Nhật quá tồi tệ lên đầu các bạn(!).
Mặc dầu không phải là một nghề được xem trọng, thế nhưng, những văn bản, những nghị định liên quan đến HDV như cấp thẻ hay những khóa học mắc tiền, (mà nếu như các bạn đem những điều đã học đó thuyết minh cho khách Nhật thì họ ngáp dài) không ngừng ra đời, không ngừng thay đổi, cứ như một chiếc thòng lọng thắt quanh cổ các anh chị em không biết khi nào thì xiết lại. Những quy định này còn khó hơn là so với các quy định giành cho các ca sỹ hay nghệ sỹ chuyên nghiệp mà mỗi show diễn có thể lên đến hàng trăm triệu. Mà thôi, luật là luật đó là chuyện của nhà nước. Mọi công dân đều phải tuân thủ theo hiến pháp và pháp luật. Miễn bàn !
Tuy nhiên, cứ hễ có một hiện tượng nào đó về một tay cha căng chú kiết nào đó cứ là “Nhật” ca cẩm, thì người ta lại lôi HDVNN ra làm bia ngắm, cứ như là người Nhật Bản là ngu nhất thế giới đi đâu cũng bị lừa ấy(!).
Họ đâu biết rằng nhờ các HDVNN mà ngành thủ công mỹ nghệ thế mạnh của các làng nghề VN tràn ngập thị trường Nhật Bản giúp giải quyết bao nhiêu công ăn việc làm; họ khinh thường vai trò Marketing của HDVNN mà hiệu quả tốt gấp trăm lần các hội chợ triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ tiêu phí hàng tỷ đồng. Và đặc biệt, khách Nhật Bản không phải là những người ngu nhất trên thế giới. Tất cả những gì họ muốn mua, hay không mua là do chủ quan của khách và họ biết tiêu tiền như thế nào. Và các công ty du lịch hay các cửa hàng có chính sách HH đó là điều bình thường mà bất cứ một du khách nào kể cả người Việt ra nước ngoài đều biết và chấp nhận điều này một cách vui vẽ. Thật ra họ không biết là họ đang nói cái gì đâu. Các bạn cũng đừng phiền muộn nữa.
Họ không biết rằng phục vụ du khách Nhật còn khó hơn là phục vụ cha mẹ vợ hoặc chồng. Thật đáng thương! so với HDVNN của các nước trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Mỹ…thì HDVNNVN là những người giỏi về ngữ, hiền lành, có lòng tự hào dân tộc, khéo léo trong quan hệ đối ngoại và phục vụ khách tốt nhất thế giới.
HDVNN là những người an phận, cho nên họ luôn phải nơm nớp lo sợ. Khi thì sợ xét thẻ, lúc lại sợ khách than phiền, về lại sợ mất lòng các sếp. Có người đã cống hiến trên 10 năm 20 năm cho sự phát triển của ngành du lịch, thế nhưng chỉ cần một lỗi nhỏ là bạn bị cắt tour hay bị sa thải một cách lạnh lùng và chả có bất cứ một cơ chế hay pháp luật nào mà họ có thể bám vào để phòng vệ. Mà cũng phải thôi, kinh tế thị trường vốn vậy mà.
Không hiểu sao người ta luôn luôn có ác cảm với HDVNN như là HDV ngu lắm về văn hóa và chỉ biết có tiền. Dạ xin thưa với các anh chị rằng: chưa có một nền văn hóa nào trên thế giới mà các “nghệ thuật” trở thành “đạo” như văn hóa Nhật Bản.
“Hoa Đạo”; “Trà Đạo”; “Kiếm Đạo”; “Thư Đạo”; “Thiền Đạo”…; hoặc giả như: “không đứng dưới cội Anh Đào, bạn không thể nào cảm nhận được sự vô thường và phù du của Hoa như cuộc đời ngắn ngủi của người con gái Phù Tang vậy”. Thế thì, để hiểu rõ những giá trị của các nghệ thuật đã trở thành “Đạo” đó, hay cảm nhận về sự vô thường và phù du đó, nếu như không biết tiếng Nhật, bạn khó mà cảm nhận được một cách đầy đủ cái đẹp, cái chân giá trị của những triết lý đời thường, mà người Nhật Bản tự hào và gọi là “wabi sabi” tiềm ẩn trong đó vậy. Và không ai hơn được những người HDVNN vừa phải bươn chải về đời thường và thật lãng mạn đến nao nao khi cảm nhận về những cánh hoa Anh Đào rơi trong gió. Và giờ đây, cũng có người đã ra đi vĩnh viễn; cũng có người nằm đó phải rơi lệ mỗi khi nằm mơ thấy mình trở về nghề HD.
Không có bất cứ một HDVNN nào lên tiếng khi bị người đời chửi là “ngu” cả, bởi nhẽ không phải vì họ ý thức rằng “qua sông thì phải lụy đò”, mà bởi vì họ đã học được “chữ Nhẫn” – trên đầu chữ “Tâm” là con “Dao” trong văn hóa của Người Nhật. Nói thì được gì? Có ai nghe? Ai là người thương xót hay bảo vệ bạn đây? – “Dare demo nai”.
Anh chị em HDVNNSGN thân mến!
Có vẻ như tôi đã trở nên quá già mồm than vãn. Nhưng anh chị em thân mến, nghi kỵ nhau để làm gì? đố kỵ nhau để làm gì? CLBHDVNNSGN là một ngôi nhà mở và thân thiện giành cho các anh chị em có nơi sinh hoạt lúc tuổi già; và nơi là cái đà tăng trưởng khi còn trẻ. Hãy đến đây với chúng tôi. Ai có sức giúp sức, ai có tài giúp tài, ai có tấm lòng thì cầu nguyện, ai thờ ơ thì im lặng. Thiết nghĩ người xưa nói: “nghìn vàng mua lấy trận cười như không” – thì hội phí để vui vẻ ngày nay, chỉ với 500,000 ngàn/năm thật sự cao lắm hay sao?
Sài gòn, ngày 23 tháng 08 năm 2013
CLBHDVNNSGN
Nguyễn Minh Nghĩa