(Cập nhật lúc 10:57 ngày 21/12/2012)
Nếu không có chiến lược phát triển bền vững thì vị trí số một thế giới về xuất khẩu điều của Việt Nam sẽ bị lung lay trong năm 2013 và những năm tiếp theo.
Không chủ động được nguồn nguyên liệu
Đến hết tháng 11/2012, tổng khối lượng điều xuất khẩu ước đạt 203.000 tấn, kim ngạch 1,365 tỷ USD, tăng 26,4% về lượng và 2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2011. Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) dự báo, năm 2012, kim ngạch xuất khẩu điều đạt gần 1,5 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, cũng còn không ít lo ngại khi sản lượng điều thu hoạch năm 2012 chỉ đạt 264.810 tấn, thấp hơn năm trước tới gần 40.000 tấn. Khó khăn về nguyên liệu đã khiến hàng trăm doanh nghiệp (DN) chế biến, xuất khẩu điều phải mua nguyên liệu về gia công để xuất khẩu.
Ông Nguyễn Thái Học- Chủ tịch Vinacas- cho biết: Dù là nước xuất khẩu điều số 1 thế giới nhưng hơn 300 DN trong lĩnh vực này phải nhập tới 50% sản lượng điều thô từ châu Phi, Campuchia, Indonesia...
Mấy năm qua, diện tích trồng điều liên tục sụt giảm, từ 391.400 ha năm 2009 chỉ còn 355.000 ha trong năm 2012; sản lượng từ 219.900 tấn năm 2009 xuống còn 264.000 tấn năm 2012. Sự thiếu chủ động về nguồn nguyên liệu đã khiến DN ngành điều chỉ làm gia công cho nước ngoài, thương hiệu bị ép giá ...
“Đá nhau” trên sân nhà
Những tồn tại của ngành điều không chỉ dừng lại ở việc thiếu chủ động nguồn nguyên liệu, diện tích và sản lượng bị thu hẹp mà còn ở sự thiếu liên kết, cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN.
Các đối tác nước ngoài khi ký hợp đồng thường “hoa mắt” khi DN điều chào giá ở nhiều mức khác nhau. Ví dụ: Điều nhân có giá trung bình khoảng 7,5 USD/kg, có DN đưa ra mức 7,2 USD/kg, thậm chí DN tụt xuống 6,5 USD/kg... Do đó, Vinacas đã có đề xuất đưa điều vào ngành xuất khẩu có điều kiện với quan điểm chỉ những DN nào có công suất chế biến hạt điều từ 2.500 tấn/năm trở lên mới được cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu. Khi đó, số lượng DN xuất khẩu điều sẽ giảm đi khoảng 50%. Theo Vinacas, việc gom lại thành một số đầu mối xuất khẩu lớn sẽ tạo thuận lợi và tăng tính cạnh tranh cho hạt điều Việt Nam trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, quan điểm này đã vấp phải phản đối của nhiều DN nhỏ, vì DN cho rằng chất lượng xuất khẩu của nhân điều không nằm ở công suất chế biến mà ở chiến lược kinh doanh cũng như uy tín của từng DN. Bên cạnh đó, việc giới hạn đầu mối xuất khẩu sẽ dễ gây nên “lợi ích nhóm”, ép giá thu mua nguyên liệu của nông dân.
Thiết nghĩ, việc cần làm lúc này là phải nâng cao vai trò, uy tín của Vinacas. Nhiều ý kiến cho rằng Vinacas phải là cầu nối liên kết giữa các DN, tạo nên sự thống nhất trong chào giá xuất khẩu nhân điều, liên kết cùng nhau phát triển thương hiệu điều Việt Nam.
Theo Vinacas, cần tạo nên sự thống nhất trong việc chào giá xuất khẩu nhân điều, hướng các DN tới đầu tư chế biến sâu thay vì xuất khẩu thô, liên kết phát triển thương hiệu điều Việt Nam...
Minh Tuấn - theo KTNT/ báo Công thương
Nếu không có chiến lược phát triển bền vững thì vị trí số một thế giới về xuất khẩu điều của Việt Nam sẽ bị lung lay trong năm 2013 và những năm tiếp theo.
Không chủ động được nguồn nguyên liệu
Đến hết tháng 11/2012, tổng khối lượng điều xuất khẩu ước đạt 203.000 tấn, kim ngạch 1,365 tỷ USD, tăng 26,4% về lượng và 2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2011. Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) dự báo, năm 2012, kim ngạch xuất khẩu điều đạt gần 1,5 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, cũng còn không ít lo ngại khi sản lượng điều thu hoạch năm 2012 chỉ đạt 264.810 tấn, thấp hơn năm trước tới gần 40.000 tấn. Khó khăn về nguyên liệu đã khiến hàng trăm doanh nghiệp (DN) chế biến, xuất khẩu điều phải mua nguyên liệu về gia công để xuất khẩu.
Ông Nguyễn Thái Học- Chủ tịch Vinacas- cho biết: Dù là nước xuất khẩu điều số 1 thế giới nhưng hơn 300 DN trong lĩnh vực này phải nhập tới 50% sản lượng điều thô từ châu Phi, Campuchia, Indonesia...
Mấy năm qua, diện tích trồng điều liên tục sụt giảm, từ 391.400 ha năm 2009 chỉ còn 355.000 ha trong năm 2012; sản lượng từ 219.900 tấn năm 2009 xuống còn 264.000 tấn năm 2012. Sự thiếu chủ động về nguồn nguyên liệu đã khiến DN ngành điều chỉ làm gia công cho nước ngoài, thương hiệu bị ép giá ...
“Đá nhau” trên sân nhà
Những tồn tại của ngành điều không chỉ dừng lại ở việc thiếu chủ động nguồn nguyên liệu, diện tích và sản lượng bị thu hẹp mà còn ở sự thiếu liên kết, cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN.
Các đối tác nước ngoài khi ký hợp đồng thường “hoa mắt” khi DN điều chào giá ở nhiều mức khác nhau. Ví dụ: Điều nhân có giá trung bình khoảng 7,5 USD/kg, có DN đưa ra mức 7,2 USD/kg, thậm chí DN tụt xuống 6,5 USD/kg... Do đó, Vinacas đã có đề xuất đưa điều vào ngành xuất khẩu có điều kiện với quan điểm chỉ những DN nào có công suất chế biến hạt điều từ 2.500 tấn/năm trở lên mới được cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu. Khi đó, số lượng DN xuất khẩu điều sẽ giảm đi khoảng 50%. Theo Vinacas, việc gom lại thành một số đầu mối xuất khẩu lớn sẽ tạo thuận lợi và tăng tính cạnh tranh cho hạt điều Việt Nam trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, quan điểm này đã vấp phải phản đối của nhiều DN nhỏ, vì DN cho rằng chất lượng xuất khẩu của nhân điều không nằm ở công suất chế biến mà ở chiến lược kinh doanh cũng như uy tín của từng DN. Bên cạnh đó, việc giới hạn đầu mối xuất khẩu sẽ dễ gây nên “lợi ích nhóm”, ép giá thu mua nguyên liệu của nông dân.
Thiết nghĩ, việc cần làm lúc này là phải nâng cao vai trò, uy tín của Vinacas. Nhiều ý kiến cho rằng Vinacas phải là cầu nối liên kết giữa các DN, tạo nên sự thống nhất trong chào giá xuất khẩu nhân điều, liên kết cùng nhau phát triển thương hiệu điều Việt Nam.
Theo Vinacas, cần tạo nên sự thống nhất trong việc chào giá xuất khẩu nhân điều, hướng các DN tới đầu tư chế biến sâu thay vì xuất khẩu thô, liên kết phát triển thương hiệu điều Việt Nam...
Minh Tuấn - theo KTNT/ báo Công thương