1. Bằng tốt nghiệp
+ Bằng tốt nghiệp đại học ngành du lịch trở lên nhưng không thuộc chuyên ngành hướng dẫn du lịch và chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch khóa 1 tháng do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp;
+ Bằng đại học trở lên thuộc khối kinh tế, khoa học xã hội và chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch khóa 2 tháng do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp
+ Bằng đại học trở lên thuộc khối khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật công nghệ và chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch khóa 3 tháng do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.
2. Bằng ngoại ngữ (đối với Tiếng Nhật là 2KYU nhưng chứng chỉ không được quá 2 năm), hoặc chứng chỉ ngoại ngữ do các trường tổ chức thi để lấy thẻ HDV, hoặc nếu bằng đại học của bạn chuyên nghành ngoại ngữ Tiếng Nhật thì khỏi cần
3. Giấy khám sức khỏe, ảnh các thể loại.
Đơn giản chỉ có vậy, nhưng cũng ko hề đơn giản khi yêu cầu bằng đại học, rồi 2KYU, sẽ vất vả đối với ACE đi tu nghiệp sinh từ Nhật về, tiếng Nhật như gió nhưng ko dễ lấy thẻ.
Nguyễn Tiến Hùng
TÊN THỦ TỤC | Thủ tục cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế |
Lĩnh vực | Lữ hành |
Cơ quan thực hiện | Sở VHTTDL |
Trình tự thực hiện | - Người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên gửi hồ sơ tại một trong các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên toàn quốc; |
Cách thức thực hiện | Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến một trong các sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên toàn quốc. |
Thành phần, số lượng hồ sơ | - Thành phần hồ sơ:
|
Thời hạn giải quyết | 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. |
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính | - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch. |
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính | Cá nhân. |
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | Thẻ |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính(Nếu có) | (1) Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; |
Lệ phí(Nếu có) | 650.000 đồng/thẻ (Thông tư số 48/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010) |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm) | Đơn đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch (Mẫu 31 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011). |
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính | - Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. |
Hướng dẫn viên du lịch là một lực lượng lao động đông đảo, đóng vai trò quan trọng, nhiều khi có vai trò quyết định mức độ hài lòng của khách du lịch. Điều 73 của luật 2005 quy định hướng dẫn viên được hành nghề khi có thẻ hướng dẫn viên và có hợp đồng với doanh nghiệp lữ hành.
Tuy nhiên trên thực tế, một hướng dẫn viên du lịch có thể cùng một lúc ký hợp đồng với nhiều doanh nghiệp lữ hành, nên điều đó có ý nghĩa khi hướng dẫn viên du lịch hành nghề tự do, chỉ nhận công việc theo từng đoàn khách cụ thể. Nhằm đảm bảo quyền lợi của hướng dẫn viên, của khách du lịch cũng như của doanh nghiệp lữ hành, Luật sửa đổi quy định hướng dẫn viên phải sinh hoạt trong một tổ chức nào đó, có thể là doanh nghiệp lữ hành, doanh nghiệp chuyên cung cấp hướng dẫn viên hay hiệp hội hướng dẫn viên.
Do đối tượng phục vụ khác nhau đòi hỏi hướng dẫn viên cho khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế phải có những hiểu biết khác nhau về ngôn ngữ, văn hóa, thái độ ứng xử, kỹ năng nghiệp vụ…Vì vậy, Luật đã sửa đổi các quy định về hướng dẫn viên du lịch, phân chia hướng dẫn viên theo chương trình thành hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch quốc tế.
Theo đó, các điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên, hồ sơ đề nghị cấp thẻ được điều chỉnh phù hợp với việc phân loại này. Luật cũng điều chỉnh quy định, tạo cơ chế thông thoáng, thuận tiện hơn và thay đổi nhận thức về nghề hướng dẫn viên du lịch. Việc sửa đổi đã góp phần khắc phục hạn chế, nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam trong bối cảnh hội nhập ASEAN và thực thi Thỏa thuận thừa nhận nghề lẫn nhau giữa các nước ASEAN đã ký kết và phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam. Để phù hợp với thực tiễn, Luật quy định hướng dẫn viên theo chương trình du lịch và hướng dẫn viên tại điểm.
Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên được quy định thống nhất và đơn giản hơn, không phân biệt hướng dẫn viên nội địa và hướng dẫn viên quốc tế, chỉ căn cứ vào ngôn ngữ sử dụng khi hướng dẫn khách du lịch. Yêu cầu về trình độ cũng được điều chỉnh theo hướng giảm xuống (từ cử nhân xuống cao đẳng, trung cấp nghề).
Quy định này nhằm giải quyết tình trạng thiếu hướng dẫn viên du lịch trong mùa cao điểm. Luật sửa đổi cũng sử dụng khái niệm hướng dẫn viên tại điểm thay thế cho khái niệm thuyết minh viên, bổ sung quy định về điều kiện, thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm.
Luật sửa đổi cũng mở rộng điều kiện hành nghề hướng dẫn viên, theo đó, ngoài việc hành nghề trên cơ sở hợp đồng giao kết với doanh nghiệp lữ hành, hướng dẫn viên có thể hành nghề theo hợp đồng giao kết với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn hoặc tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch.
Sửa đổi này sẽ có hiệu lực 1/1/2018